Ngành nghề tương lai của em là làm việc về công nghệ phần mềm, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về những sản phẩm phần mềm. Vì tính chất mềm của nó nên khách hàng có thể thay đổi những yêu cầu của bản thân đối với sản phẩm mà họ mong muốn. Vì thế bản thân người lập trình viên cũng như phân tích viên trong ngành nghề này thường xuyên đối mặt với những thay đổi, có khi có những dự án thay đổi nội dung liên tục, có lúc phải huỷ cả dự án. Nhưng những người làm trong ngành nghề này vẫn luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đặt yêu cầu của khách hàng lên hàng đầu.

    Trong lúc làm việc, không tránh khỏi những rắc rối xảy ra thi khách hàng có những thay đổi về mặt yêu cầu, chức năng. Điều này cũng phần nào dẫn đến những tiêu cực đến với những người dành cả tâm huyết cho những yêu cầu cũ đang dang dỡ, khiến họ trở nên chán nản. Đôi lúc có những đồng nghiệp quyết định sẽ không sửa đổi theo yêu cầu của khách hàng mà làm theo cách làm của nhóm, cá nhân Điều đó là không đúng với trách nhiệm và lương tâm của một người làm trong ngành dịch vụ. Nó có thể tốt về một số mặt của người làm việc nhưng nó không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, điều đó là trái với chuẩn mực đạo đức của những người làm trong ngành dịch vụ.

    Khi một sản phẩm không đáp ứng đủ yêu cầu từ khách hàng, điều này ảnh hưởng không chỉ đến một cá nhân cụ thể mà còn ảnh hưởng đến cả tổ chức. Dẫn đến việc uy tín của công ty, tổ chức bị ảnh hưởng xấu, khiến khách hàng không còn tín nhiệm vào công ty, tổ chức của mình nữa.

    Nếu cố gắng từng chút, chỉnh chu những yêu cầu của khách hàng thì khi hoàn thành sản phẩm, giao đến tay khách hàng thì sẽ nhận được sự công nhận của khách hàng, nhận được sự tin cậy, tín nhiệm, các lần hợp tác sau sẽ dễ dàng thực hiện và ít gặp những thay đổi về mặt yêu cầu hơn do có sự tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc lâu dài.

    Giả sử trong nghiệp vụ thu thập và phân tích yêu cầu, khi thu thập những yêu cầu của khách hàng xong, đi đến bước phân tích và lên kế hoạch cho giai đoạn kế tiếp thì khách hàng có một yêu cầu muốn thay đổi một phần nhỏ trong hệ thống, đôi lúc có những thay đổi bắt buộc và những thay đổi đó khiến đội làm việc phải huỷ bỏ các công đoạn hiện tại và làm lại ngay từ đầu. Điều này thực sự gây khó khăn, khó chịu cho những người dành thời gian, công sức cho những công việc mình đã làm. Nhưng đây cũng là cái khó của ngành nghề này, đòi hỏi tính kiên trì, tỉ mỉ nếu muốn đạt đến thành công.

    Quá trình làm việc với một sản phẩm có thể kéo dài rất dài, từ những công đoạn chuẩn bị cho đến giai đoạn hỗ trợ hậu mãi, bảo trì sản phẩm đến trọn đời sản phẩm. Đây cũng là một chuẩn mực đạo đức của ngành nghề này khi hết lòng, tận tâm phục vụ khách hàng. Khi khách hàng có một yêu cầu nào đó, mình phải lập tức hỗ trợ và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, không để khách hàng chờ lâu. Nếu vấn đề khó hoặc cần thời gian để xử lí thì phải có thời gian hẹn cụ thể với khách hàng. Không để khách hàng thất vọng.

    Ngoài những vấn đề trên, khi một người trong ngành công nghệ thông tin cũng phải có lương tâm khi làm việc, phải chắc chắn làm đúng cách, kiểm tra lỗi chặc chẽ, không để sai sót lên sản phẩm. Khi sản phẩm chưa vượt qua tất cả các bài test, tuyệt đối không đưa vào sử dụng. Sẵn sàng đón nhận những đóng góp từ mọi người, tích cực tham gia đóng góp, phát triển phần mềm, dự án.

    Khi làm việc, phải trung thực với kinh nghiệm, kĩ năng, kiến thức mình có, trong lúc ứng tuyển việc làm, nhận những việc mình không làm cũng ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là bản thân mình sẽ chịu nhiều thiệt thòi nhất. Mặc dù có những kiến thức chưa học, những kinh nghiệm chưa được tiếp thu, nhưng thay vào đó nên có một tinh thần học tập, làm việc nghiêm túc, sẵn sàng học hỏi, lắng nghe từ những người đi trước.

    Trong quá trình làm việc ở một công ty, tổ chức, ngoài việc làm việc hết mình, bên cạnh đó cũng phải đảm bảo giữ bí mật về những tài liệu của công ty, khách hàng để tôn trọng tính bảo mật của công ty, khách hàng. Tuyệt đối không công khai, đưa ra những thông tin nhạy cảm khi chưa được phép từ phía khách hàng, công ty.

    Không ngừng đóng góp, đưa ra những sản phẩm với chất lượng cao, không làm trễ hẹn, không tạo thêm việc khác để làm, tập trung vào chất lượng sản phẩm, không đưa ra những yêu cầu quá mức đối với khách hàng.

    Không ngừng nâng cao bản thân, trau dồi kiến thức, nắm bắt những ki thuật tiên tiến của thời đại những không bài trừ, loại bỏ những công nghệ cũ vì những công nghệ cũ chính là những công nghệ tiên tiến lúc bấy giờ mà chúng ta từng học tập, tiếp thu.

    Cuối cùng, khi là một nhà quản lý, phải trả lương công bằng cho mỗi nhân viên, trả cho họ những công sức mà họ đã bỏ ra trong suốt quá trình làm việc.

Nhận xét